Tết Đông Chí – 1 ngày lễ đặc biệt có nguồn gốc từ Trung Hoa

Tết Đông Chí hay tiết Đông chí là một trong những thời điểm tổ chức nghi lễ, chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi tìm hiểu về ngày tết đặc biệt này nhé!!!

Tết Đông Chí là ngày gì?

Tết Đông Chí
Tết Đông Chí

Trung Quốc cổ đại chia một năm thành 24 tiết khí, mỗi mốc 15 ngày đánh dấu sự thay đổi của khí hậu và quá trình chuyển mùa. Trong thiết khí mùa đông, người ta chia ra làm 5 tiết khí biểu trưng cho các đặc điểm thời tiết khác nhau xảy ra trong mùa đông. Bao gồm: Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn và Đại hàn. Điều này thể hiện rõ trong hoàng lịch của Trung Hoa và thời điểm tổ chức lễ hội và nghi lễ, bao gồm những sự kiện diễn ra vào ngày Đông chí.

“Đông” có nghĩa là mùa đông. Chữ “Chí” trong cụm từ “Đông Chí” có nghĩa là cực điểm, đỉnh điểm. Nhưng đỉnh điểm, cực điểm không phải là lạnh đến cực điểm mà là chỉ vị trí Trái đất xoay quanh Mặt trời, đến tiết Đông Chí, người dân sống ở Bắc bán cầu trong ngày Đông Chí sẽ thấy ban ngày có thời gian rất ngắn; đến sau Đông Chí thì ngày mới bắt đầu dài dần ra và ngược lại người dân ở Nam bán cầu sẽ có ngày rất dài.

Những ý nghĩa của ngày tết đông chí

Đối với các nước phương tây, ngoài ngày lễ Giáng Sinh của đạo Thiên chúa giáo là đáng chú ý thì văn hóa đón ngày đông chí của các nước này không đặc sắc như các nước phương đông. Đều mang ý nghĩa chào năm cũ, đón năm mới, nhưng các nước phương Đông lại có nhiều cách để ăn mừng ngày này hơn.

Từ xa xưa, các vị vua chúa Trung Quốc đã cho tổ chức các lễ hội để chào đón ngày Đông chí. Cho đến tận bây giờ, chúng đã trở thành phong tục tập quán, một kỳ nghỉ tràn đầy ý nghĩa không thể thiếu trong văn hóa của nước này. Tết đến sum vầy, đây còn là cơ hội cho những ai xa gia đình được trở về đoàn tụ với gia đình. Đó cũng chính là lý do tại sao các gia đình người Hoa dù đang sinh sống ở các quốc gia khác cũng vẫn luôn làm các món ăn ngon, sum vầy với nhau không làm mất nét văn hóa đẹp đẽ này.

Nhiều nước phương Đông khác cũng tổ chức những ngày hội mùa đông để chúc mừng kết thúc một năm. Giống với Trung Quốc ngày Đông chí đối với một số nước phương Đông khác cũng có ý nghĩa tương tự. Đều là kết thúc một năm và chuẩn bị chào đón năm mới.

Nguồn gốc ngày tết Đông Chí

Trung Quốc cổ đại chia một năm thành 24 tiết khí và 4 mùa xuân – hạ – thu – đông, mỗi tiết khí có 15 ngày đánh dấu sự thay đổi của khí hậu và quá trình chuyển mùa. Điểm này được ghi chép rõ trong sách cổ của Trung Hoa.

Tết Đông Chí là một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc, theo sử sách ghi lại, vào thời phong kiến, đến ngày “Đông Chí”, vua – quan sẽ cùng nhau thưởng thức âm nhạc trong vòng 5 ngày, còn trong các gia đình người dân, mọi người cũng sẽ cùng nhau diễn tấu các loại nhạc cụ để cùng chung vui.

Từ thời phong kiến, các triều đại của Trung Quốc đã xem Đông Chí như một ngày quốc lễ quan trọng.

Từ thời nhà Thương và Chu đến triều đại của nhà Tần (221 TCN – 206 TCN), khác với ngày nay Đông chí thường được xem như điểm khởi đầu của một năm mới và cũng là ngày lành hiếm có trong năm vô cùng thuận lợi để tiến hành thực hiện những việc quan trọng.

Tới triều đại nhà Hán (206 TCN – SCN 220), Đông Chí thường được gọi bằng “Đông Tiết” và thịnh hành văn hóa tặng quà chúc mừng cho nhau ( những món quà này gọi là “bái đông”). Từ đó, đông chí trở thành ngày lễ lớn và không thể thiếu của văn hoá Trung Hoa. 

Đến thời Ngụy Tấn, Đông Chí được gọi là “Á Tuế”, dân chúng thường tổ chức chúc mừng cha mẹ và các bậc trưởng bối. Ý nghĩa của tết Đông Chí ở thời nhà Ngụy Tấn lại thay đổi, người dân Trung Quốc thời này xem đây là ngày tỏ lòng hiếu đạo – thành kính với cha mẹ và các bậc trưởng bối.

Kể từ thời đại nhà Đường và Tống, Đông Chí bắt đầu trở thành để thờ phụng và tưởng nhớ tổ tiên. Do đó, các đời vua Đường và Tống sẽ tổ chức lễ tế lớn để tỏ lòng tôn kính đối với Thiên thượng. Thiên Đàn ở tại Bắc Kinh, Trung Quốc được xây dựng khoảng 600 năm về trước dùng để phục vụ cho nghi thức này. 

Trích từ “Thanh Gia Lục”, một tài liệu cổ có nguồn gốc từ Thanh triều, Đông chí và các nghi lễ diễn ra vào tiết Đông Chí chiếm vị trí quan trọng tương tự với các nghi lễ thực hiện vào năm mới.

Tỏ lòng tôn kính và thờ phụng Thiên thượng là nguyên lý cốt lõi và niềm tin được kế thừa đời đời của Trung Hoa, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thuận theo Thiên ý và quy luật tự nhiên. Giống như giai đoạn khắc nghiệt của mùa đông cũng như một hành trình gian khó để bắt đầu thời kỳ mới, đây cũng là khoảnh khắc suy tư và lắng đọng.

Các quy tắc lễ nghĩa, mà nổi tiếng là Đạo Khổng, đóng vai trò cốt lõi trong đời sống tinh thần của các lãnh đạo Trung Hoa cổ đại và người dân của họ. Thiên tử giáo hóa dân chúng bằng sự khiêm nhường trước ân đức và sức mạnh vô biên của vũ trụ. Các vương triều cổ đại tạ ơn Trời và biết rõ vị trí nhân loại trong thế giới tự nhiên

Những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đông Chí

Bánh trôi nước – Thang viên – 汤圆

Cũng như tết Nguyên Đán, Đoan Ngọ và Trung Thu có các món bánh đặc trưng của mình như bánh tổ, bánh ú, bánh Trung Thu, ngày tết Đông Chí cũng có món ăn đặc trưng của mình, đó chính là món “chè trôi nước”. Đây là món ăn được cho rằng liên quan đến tích truyện người con gái hiếu thảo trong “sự tích chè trôi nước” với ý nghĩa “đoàn viên”.

Tết Đông Chí
Tết Đông Chí – Bánh trôi nước

Rượu Đông Chí – 冬至酒

Rượu Đông Chí lấy từ rượu Thiệu Hưng mà người dân cúng tế cho người khuất mặt, gia tiên trong dịp lễ, sau đó rượu được uống để giúp làm ấm cơ thể trong bữa ăn sum họp, tưởng nhớ những người đã khuất. Rượu Thiệu Hưng được xem là “hoàng tửu” có từ 2500 năm trước, có vị ngọt, mùi nồng và thơm.

Hoành thánh – Sủi cảo – 水饺

Phong tục ăn hoành thánh ngày Đông Chí ít được nhiều người biết đến nhưng có truyền thống rất lâu đời có từ thời nhà Hán, hoành thánh và sủi cảo có hình thù như bao tiền vàng, với màu ấm áp tạo nhiều điều may mắn, món ăn giúp làm ấm cơ thể, bồi bổ thể.

Tết Đông Chí
Tết Đông Chí – Sủi cảo

Tết Đông Chí thì nên làm gì?

Tết Đông Chí hay tiết Đông Chí – 冬至 thường rơi vào khoảng từ ngày 21 đến 23/12 dương lịch. Là một trong 24 tiết khí trong năm với:

– 冬 – Đông: nghĩa là mùa đông

– 至 – Chí: nghĩa là cực điểm (đối với vị trí trái đất – mặt trời)

Theo lý luận âm dương, đây là dịp tiêu giảm âm – tăng trưởng dương.

Thời truyền thống Trung Hoa xưa, Đông Chí được xem là tiết khí đầu tiên trong 24 tiết khí “Tiết Đông Chí” hay còn được gọi là ” Đông Chí Giao Cửu” là dịp tết chỉ quan trọng sau Tết Nguyên Đán của châu Á.

Tết Đông Chí
Tết Đông Chí – Ngày gia đình sum họp, đoàn viên

Do đó, vào dịp tết Đông Chí các gia đình thường họp mặt sum vầy cùng nhau để thưởng thức những món ăn đặc trưng trong ngày tết Đông Chí như: rượu đông chí, sủi cảo, thang viên.

Ngoài ra, ở một số gia đình còn có truyền thống đi lễ chùa hay làm công quả tại chùa vào ngày tết đặc biệt này.


Hy vọng bài viết “Tết Đông Chí – 1 ngày lễ đặc biệt có nguồn gốc từ Trung Hoa” của Nhang Phúc Lộc đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức hay về ngày tết đặc sắc này. Chúc các bạn có một ngày Tết Đông Chí đầm ầm và hạnh phúc bên gia đình và những người thân yêu.

Tham khảo thêm: Những điều cần biết về Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *