Nguồn gốc và ý nghĩa ngày vía Đức Phật A Di Đà 17/11 âm lịch hằng năm

Hằng năm, ngày 17/11 âm lịch, được chọn là ngày vía Đức Phật Di Đà. Hôm nay nhân ngày lễ vía Đức Phật A Di Đà, mọi người hãy cùng Nhang Phúc Lộc tìm hiểu tất tần tật về ngày này nhé!!!

Nguồn gốc của ngày lễ vía Đức Phật A Di Đà

Những tín đồ Phật giáo lâu năm hầu như ai ai cũng biết và tham gia ngày lễ vía đức Phật A Di Đà vào ngày 17/11 (Â/L) hằng năm. Thực ra, ngày 17 tháng 11 âm lịch là ngày sanh của Đại sư Vĩnh Minh-Diên Thọ, Tổ sư đời thứ sáu của 13 vị Tổ tông Tịnh Độ Phật giáo Trung Quốc.

Vì Kinh sách Tịnh Độ tông không ghi rõ ngày đản sinh, xuất gia thành đạo của Phật A Di Đà, nên người tu Tịnh Độ chọn ngày sinh của Vĩnh Minh Thọ Thiền Sư là ngày 17 tháng 11 Âm lịch hàng năm cử hành lễ vía, nhớ lại Đức Phật A Di Đà. Vĩnh Minh Thọ Thiền Sư được xem như là hóa thân của Phật A Di Đà.

Ngày vía Đức Phật A Di Đà
Ngày vía Đức Phật A Di Đà 17/11 âm lịch hằng năm

Đức Phật A Di Đà là ai?

Theo lời đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật chỉ dạy trong kinh A Di Đà, cách thế giới Ta-Bà của chúng ta 10 muôn ức cõi Phật về hướng Tây rất xa, có một thế giới tên là Cực Lạc, Đức Phật giáo chủ cõi đó là Phật A Di Đà hiện đang thuyết pháp độ sanh.

Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ, tên Ngài có 3 nghĩa:

– Vô Lượng Quang có nghĩa là hào quang trí tuệ của Ngài vô lượng vô biên chiếu khắp mười phương thế giới;

– Vô Lượng Thọ có nghĩa là thọ mạng của Ngài sống lâu không thể nghĩ lường được;

– Vô Lượng Công Đức có nghĩa là Ngài làm những công đức to lớn không thể kể xiết.

Ý nghĩa việc niệm Nam mô A Di Đà Phật

“Nam mô A Di Đà Phật” là câu niệm quen thuộc, phổ biến rộng rãi nhất trong giới Phật tử, thậm chí trở thành câu chào khi họ gặp nhau.

Hai chữ “nam mô” có các nghĩa sau: Kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng.

“A Di Đà Phật” là danh hiệu của Đức Phật A Di Đà:

  • A: Có nghĩa là Vô, Không
  • Di Đà: Nghĩa là lượng
  • Phật: Người Giác ngộ

Như vậy, câu “Nam mô A Di Đà Phật” có thể hiểu là “Kính lễ đấng giác ngộ vô lượng” hoặc “Quay về nương tựa đấng giác ngộ vô lượng”.

Ngày vía Đức Phật A Di Đà - Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật

A Di Đà Phật” chỉ có bốn chữ, nhưng bao quát tất cả Phật pháp. Mỗi bộ Kinh do đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói ra, đều có người thưa thỉnh, chỉ riêng Kinh A Di Đà là không người thưa thỉnh, không ai hỏi mà chỉ tự Phật nói. Tại sao không có người thưa hỏi? Bởi vì không có người hiểu rõ pháp này. Pháp môn Tịnh độ, chúng ta thấy rất đơn giản, nhưng thật tế có bốn chữ “A Di Đà Phật” bao quát tất cả tam tạng Kinh điển, mười hai bộ Kinh. Mười năm về trước tôi chuyên niệm Phật có sự cảm ứng, nên làm ra một bài kệ:

A Di Đà Phật vạn pháp vương

Ngũ thời bát giáo tận hàm tàng

Hành nhân đản nhân chuyên trì tụng

Tất chí tịch quang bất động tràng. 

Mọi người chúng ta siêng năng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, sẽ được vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc, thế giới này có vô lượng chúng sanh vui hưởng đầy đủ lạc thú.

Lời kết

Trong ngày vía Đức Phật A Di Đà, bạn nên cầu nguyện tới Đức Phật A Di Đà, vô số bất thiện nghiệp và chướng ngại của bạn trong 2.000 kiếp sẽ được tịnh hoá. Ác nghiệp khiến bạn chịu quả báo trong địa ngục hàn băng sẽ được tiêu trừ.

Đặc biệt trong ngày, mọi thiện ác nghiệp đều tăng trưởng hàng triệu lần. Bởi vậy, đây là dịp để chúng ta tích lũy vô lượng công đức thông qua việc thực hiện các hành động: Phóng sinh, ăn chay, tu tập Phật pháp, thiền định, phát bồ đề tâm, cầu nguyện, cúng dàng,….

Ngày vía Đức Phật A Di Đà
Trong ngày vía Đức Phật A Di Đà mọi thiện ác nghiệp đều tăng trưởng hàng triệu lần

Tham khảo thêm: Top 4 điều cần biết về đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *