Ông Công Ông Táo là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ. Hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm Âm lịch, người ta quen lệ tiễn ông Táo về trời. Người miền Bắc gọi là Chạp ông Công, người miền Nam gọi cách cụ thể hơn là ngày đưa ông Táo về Trời. Hôm nay, kính mời quý đọc giả cùng với Nhang Phúc Lộc tìm hiểu thêm một vài thông tin thú vị về ngày tết ông Công ông Táo nhé!
Nội dung bài viết
Nguồn gốc và ý nghĩa của tết ông Công ông Táo
Lễ cúng ông Công ông Táo là một trong những lễ cúng quan trọng trong dịp trước Tết Nguyên Đán.
Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người Việt cổ chuyển hóa thành sự tích “Hai ông một bà”.
Ông Công ông Táo là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ. Bên cạnh đó, ông còn ngăn cản sự xâm nhập của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Vì thế vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng để lên Thiên đình trình báo tất cả mọi việc làm tốt, xấu của gia chủ trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho gia chủ. Cho đến vào đêm Giao thừa thì Táo quân mới trở lại hạ giới để tiếp tục thực hiện công việc trông coi bếp lửa cho gia đình.
Ngày ông Công ông Táo từ lâu đã đi vào tiềm thức của người Việt. Vì thế, vào ngày này, người dân sẽ làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Ngoài ra, đây cũng là dịp để mọi người trở về nhà để sum họp, quây quần sau một năm làm việc vất vả.
Năm nay tết ông Công ông Táo ngày bao nhiêu?
Ngày 23 tháng Chạp Âm lịch năm nay sẽ là thứ Bảy, ngày 14/01/2023 Dương lịch. Các gia đình Việt có thể cúng ông Công ông Táo từ ngày 21 đến trước giờ Ngọ (11 – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp, không nhất thiết phải đúng ngày 23.
Sắm lễ cúng ông Công ông Táo
Việc cúng tiễn ông Táo được thực hiện tại gia. Lễ cúng ông Táo gồm có:
+ Môt mâm cỗ chay, bánh kẹo, trầu cau, rượu…
+ Ba bộ mũ áo, hia hài Táo quân cùng vàng nén. ( năm nay là mệnh Kim nên cúng bộ ông công ông táo màu Vàng – Quần áo Thần Linh thì vẫn là màu đỏ)
+ Ba con cá chép sống để Táo quân cưỡi bay lên Trời.
Cúng ông Công ông Táo ở ban thờ hay ở Bếp thì đúng
Bếp thường là chỗ gia đình ngồi sum họp, cho nên ngài Táo Quân là người hiểu hết các chuyện trong nhà, nguyên do là do Gia đình nói chuyện gì thì đều ngồi nói chuyện ở đây. Phong tục tập quán ngày 23 âm lịch là ngày cúng ông Táo để tiễn ngài về trời báo cáo các việc năm qua mà gia đình đã làm dưới hạ giới
Theo Quan điểm của Đạo Phật thì Bếp có thần linh. Cúng Ông Công Ông Táo ở Bếp là sai. Theo Đại Đức Thích Trúc Thái Minh: Táo Quân là các vị thần, do đó khi cúng các ngài phải chọn nơi thờ cúng sạch sẽ, đặt ở nơi trang nghiêm, trang trọng. Đó cũng là sai lầm của người Việt khi nghĩ rằng, các ngài Táo Quân lo việc bếp núc trong gia đình nên phải cúng ngài ở Bếp.
Văn khấn ông Công ông Táo lên chầu trời
(23 THÁNG CHẠP)
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật.
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………..
Ngụ tại ( ở tại)……………………………………….
Hôm nay ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân hiển linh trước án thụ hưởng lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hội toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành
Chúng con lễ biện tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì
Nam mô a di đà phật !
Nam mô a di đà phật !
Nam mô a di đà phật !
Chú ý: Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở ông Táo lên chầu trời.
Tục cúng ông Công ông Táo là một nét văn hóa đẹp, mang nhiều nét tâm linh, hướng tới bình an của người Việt Nam. Hy vọng qua bài viết này, đã giúp bạn hiểu hơn về ngày cúng lễ truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc này
Tham khảo thêm: Top 4 lưu ý để cúng khai trương chuẩn phong thuỷ