Ý nghĩa của màu sắc nhang hương

Nhắc đến nhang hương, chúng ta sẽ nhớ ngay đến màu vàng đỏ, đặc trưng của thân và chân nhang suốt hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên cuộc sống càng phát triển, ngoài việc giữ những văn hóa truyền thống thì hiện nay trên thị trường nhang hương xuất hiện thêm nhiều màu sắc đa dạng khác nhau tùy theo đặc trưng của từng loại hương và nhu cầu sử dụng của khách hàng. Hãy cùng nhang Phúc Lộc tìm hiểu về ý nghĩa của các màu sắc nhang hương nhé !!

Nguồn gốc ra đời và màu sắc truyền thống của nhang hương

Nguồn gốc ra đời

Theo các ghi chép lịch sử, nhang được phát minh bởi người Ai Cập từ cách đây khoảng 3.500 năm. Người Ai Cập xưa tạo ra nhang bằng cách cầm theo bó rồi đốt cháy để tôn vinh các vị thần, chữa bệnh tật, đồng thời xua đuổi tà mong, cầu mong bình an.

Ý nghĩa của màu sắc nhang hương
Nhang (hương) có nguồn gốc từ Ai Cập cổ đại

Các vết tích loại dầu được cho là sử dụng để tăng mùi thơm của nhang cũng được tìm thấy trong các khảo cổ về Văn minh lưu vực sông Ấn có niên đại khoảng 3.300 năm trước. Sau đó, người Ấn Độ kết hợp thêm các thảo mộc địa phương như hạt Sarsaparilla, nhũ hương và cây bách để tạo ra loại nhang của riêng họ.

Trên nước ta, nhiều địa phương có nghề làm nhang. Ở Thành Phố Hồ Chí Minh, sản xuất nhang chủ yếu tập trung tại khu Bà Hom và đường Hậu Giang (quận 6). Ở miền Bắc, nghề làm nhang chính gốc phải kể đến vùng Dốc Lã, Hưng Yên vì đây là quê hương của bà tổ nghề nhang. Nguyên liệu nhang là tổng hợp của nhiều vị thuốc Bắc, thường từ 10 – 15 vị như: mộc hương, đại hoàng, địa liên, nhục đầu, bạch chỉ, … Ngày nay phổ biến hơn với những hương thơm như trầm hương, thảo mộc, vỏ quế, khuynh diệp, gỗ tùng, …

Với lịch sử tồn tại hàng nghìn năm, nén nhang đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của các quốc gia châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và trang nghiêm.

Trên bàn thờ tổ tiên mọi gia đình, cây nhang thắp đỏ càng thêm ấm cúng, vấn vương hương khói, là gạch nối giữa thần linh đất trời, giữa người đã khuất và trần tục.

Màu sắc truyền thống

Thân nhang màu vàng đại diện cho các biểu tượng và ý nghĩa khác nhau theo nghĩa kinh thánh và tâm linh – tượng trưng cho mặt trời và ánh sáng, mang lại nhiều điều tích cực cho ngôi nhà.

Tăm nhang được làm từ thân tre chẻ nhỏ và được nhuộm màu đỏ truyền thống – tượng trưng cho sự may mắn, tình cảm nồng ấm gia đình, sự thiêng liêng của cõi tâm linh.

Màu vàng và đỏ theo quan niệm triết lý Phật giáo

Trong Phật Giáo, màu đỏ tượng trưng cho Tinh tấn căn bởi  Tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh.

Theo quan điểm của Đông phương, màu vàng tượng trưng cho trí tuệ và tình thương. Nhưng đằng sau sự kiện về màu y vàng lại ẩn chứa một nền văn hóa và lịch sử khác lạ. Theo quan điểm Phật giáo, việc nhuộm y là một biểu tượng mang ý nghĩa về sự phi mọi ý niệm trần tục của những màu sắc thế gian.

Đó là màu của sự bất hoại để xác định cho người phàm tục biết rằng người mặc nó không gợi nên một giá trị nào về sự thu hút trần gian.

Màu vàng và đỏ trong kiến trúc tôn giáo phương Đông

Trong kiến trúc xưa, màu đỏ chính là tông màu chủ đạo cho các kiến trúc đền, chùa,… Vì màu đỏ trong quan niệm kiến trúc, là màu tượng trưng cho sự trang nghiêm, hạnh phúc, may mắn nên các kiến trúc tôn giáo phương Đông ( đặc biệt là các kiến trúc tôn giáo của Nhật Bản) thường chọn màu đỏ làm tông màu chủ đạo

Không những trong các công trình kiến trúc Phật giáo cổ mà ngày nay người ta còn cho xây dựng những công trình kiến trúc Phật giáo màu vàng, cũng rất độc đáo, nhưng trên tinh thần phát huy những quan niệm cổ. Chẳng hạn một trong những công trình nguy nga tráng lệ nhất xây dựng gần đây nổi tiếng khắp thế giới là Phật đài Dhammakaya cũng lấy sắc vàng làm chủ đạo.

Màu vàng và đỏ trong kiến trúc Kinh thành Huế

Ở Việt Nam, Kinh Thành Huế cũng phần nào được xây dựng dựa trên những ảnh hưởng của kiến trúc Trung Hoa. Hai màu đỏ và vàng vẫn là hai màu chính nổi bật trong các công trình kiến trúc cung điện, điển hình là kiến trúc cung đình Huế, một công trình kiến trúc vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn cho đến nay.

Ý nghĩa của màu sắc nhang hương - Nhang sạch ít khói Phúc Lộc
Màu sắc chủ đạo của Kinh thành Huế

Đây là sản phẩm đã tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền thống Lý, Trần, Lê, đồng thời tiếp thu tinh hoa mỹ thuật Trung Hoa nhưng Việt hóa một cách có ý thức của các nghệ nhân từ các miền Nam Bắc quy tụ về xây dựng Kinh đô, kể cả những người thợ gốc Minh Hương Trung Quốc và Chămpa, phù hợp với tâm lý bản địa, đem lại những đặc trưng bản sắc kiến trúc Huế.

Màu vàng và đỏ trong các không gian kiến trúc đình, chùa Việt Nam

Có thể thấy rằng, hầu hết các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam cũng thường sử dụng hai màu sắc này (trong các ngôi chùa, ngoài ra còn sử dụng nhiều trong các đền, đình, miếu mạo) như là hai sắc màu chính để trang trí cho các không gian tâm linh. Khi đặt chân vào bất kỳ ngôi chùa hay đình, đền, miếu ở Việt Nam, nhất là những ngôi chùa cổ, ta thường có cảm giác thanh tịnh.

Ý nghĩa của màu sắc nhang hương
Kiến trúc chùa tại Việt Nam thường có tông màu đỏ – vàng

Cảm giác này được tạo nên bởi sự kết hợp hài hòa của những sắc màu, những chữ, những hoa văn thếp vàng trên nền đỏ son, đỏ sẫm hay đỏ trầm của những hoành phi, câu đối, những cột, kèo, hay những ban, bệ thờ. Màu vàng mạ, màu đỏ son của sơn ta kết hợp cùng với những màu nâu trầm, đen cánh gián, tất cả hòa quyện vào nhau, tôn nhau tạo nên một không gian trầm mặc.

Tìm hiểu các màu sắc nhang hương trên thị trường

Ngoài việc giữ những văn hóa truyền thống thì hiện nay trên thị trường nhang hương xuất hiện thêm nhiều màu sắc đa dạng khác nhau tùy theo đặc trưng của từng loại hương và nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Ý nghĩa và màu sắc nhang hương
Ý nghĩa và màu sắc nhang hương

Hiện nay, các thành phần sản xuất nhang rất đa dạng. Đặc biệt người tiêu dùng đang ưa chuộng các dòng nhang được sản xuất theo tiêu chuẩn sạch và ít khói. Màu sắc nhang hương chủ yếu được giữ nguyên bản theo màu sắc của các nguyên liệu, không pha trộn thêm bột màu.

Ngoài những nguyên liệu có màu sắc đặc trưng như màu xanh của lá cây khuynh diệp, màu vàng theo các dòng nhang cổ truyền, … đa số nhang có màu nâu trầm, đen, màu sắc cơ bản của thân gỗ cây trầm, gỗ tùng …

Cuộc sống đang dần hiện đại hóa, nhu cầu sống xanh sạch và ưu tiên sức khỏe lên hàng đầu. Việc chọn màu nhang hương phù hợp phải đi kèm với chất lượng sản phẩm, đừng vì những màu sắc rực rỡ bắt mắt, chứa đầy hóa chất tẩm nhuộm khiến cho việc thờ cúng hằng ngày dần biến thành căn bệnh nguy hiểm cho bản thân và gia đình.

Nhang sạch ít khói Phúc Lộc với tiêu chí Bảo toàn truyền thống – Bảo vệ sức khỏe, giới thiệu đến Khách hàng các dòng nhang với màu sắc đa dạng, dễ dàng cho việc chọn lựa loại nhang hương phù hợp:

Nhang trầm hương, thảo mộc:

  • Thân đen – chân mộc
  • Thân đen – chân đỏ
  • Thân vàng trầm – chân mộc
  • Thân vàng trầm – chân đỏ

Hy vọng bài viết “Ý NGHĨA MÀU SẮC NHANG HƯƠNG” đã của Nhang Phúc Lộc cung cấp cho quý đọc giả những thông tin hết sức hữu ích.

Tham khảo thêm: Giá trị của trầm hương trong các tôn giáo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *