Tìm hiểu về Tết Nguyên Tiêu (15/01 ÂL) và cách chuẩn bị lễ cúng

Rằm tháng Giêng hay tết Nguyên tiêu là một ngày lễ quan trọng của người dân Việt Nam. Tuy vậy, không phải ai cũng biết nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này.

Nguồn gốc tết nguyên tiêu

Tại Việt Nam, Rằm tháng Giêng hay còn gọi là tết Nguyên tiêu được xem là một dịp lễ đặc biệt quan trọng trong năm.

Về nguồn gốc của Rằm tháng Giêng – tết Nguyên tiêu, dân gian có nhiều giải thích. Có truyền thuyết cho rằng, tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian.

Tết nguyên tiêu
Tết nguyên tiêu

Sau ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu. Bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Một số tài liệu khác lại cho rằng, Rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo. Vào ngày này, chư tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp.

Những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đức Phật… Nhiều người tin rằng đây là đêm đức Phật giáng lâm nên rằm tháng Giêng thường là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn…

Trong khi đó, TS. Đinh Đức Tiến, khoa Lịch sử, ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP.HCM lại cho rằng, tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ những sự tích của Trung Quốc và có nhiều phiên bản khác nhau.

TS Trần Long, giảng viên khoa Văn hóa, ĐH KHXH&NV cũng cho biết, xã hội ngày nay lưu truyền nhiều ý nghĩa, nguồn gốc của ngày Rằm tháng Giêng. Tuy nhiên theo ông, câu chuyện liên quan đến vua Hán Văn của Trung Hoa là được truyền tai nhiều nhất.

Theo đó, nhà vua lên ngôi vào đúng ngày Rằm tháng Giêng nên hằng năm cứ đến ngày này, vua lại ra ngoài chung vui với dân. Chữ đêm (dạ) trong cổ ngữ Trung Hoa được đọc là “tiêu”, đây còn là đêm rằm đầu tiên của năm nên vua Hán Văn gọi ngày này là ngày tết Nguyên tiêu.

Ý nghĩa ngày tết Nguyên tiêu

Tết Nguyên tiêu nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới, “Nguyên” nghĩa là thứ nhất, “Tiêu” nghĩa là đêm. Ngoài ra tết Nguyên tiêu còn được gọi là tết Thượng nguyên để phân biệt với tết Trung nguyên (Rằm tháng Bảy) và tết Hạ nguyên (Rằm tháng Mười).

Tết Nguyên tiêu là một ngày lễ quan trọng với người theo Phật giáo. Do đó, dân gian có câu nói: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.

Vào ngày lễ này, mỗi gia đình thường sẽ bày một mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, ông bà tổ tiên, cầu mong năm mới an lành, nhiều tài lộc.

Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mỗi vùng miền sẽ có cách thể hiện mâm cỗ khác nhau. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều thì đều chung mục đích tỏ lòng thành kính với Phật và tổ tiên của mình.

Thượng tọa Thích Thiện Chiếu, trụ trì chùa Kỳ Quang 2 (TP.HCM) cho biết, ngày Rằm tháng Giêng còn gọi là lễ Thượng nguyên – thời điểm thích hợp để cầu an lành cho cả năm. Ngày này, mọi người thường đi chùa để cúng dường, làm nhiều việc thiện, cầu bình an đến với mình và gia đạo.

Cũng theo Thượng tọa, Rằm tháng Giêng nằm trong cùng hệ thống với các tết Trung nguyên (Rằm tháng Bảy, địa quan xá tội) và tết Hạ nguyên (Rằm tháng Mười, thủy quan giải ách).

Cúng Tết Nguyên Tiêu vào giờ nào?

Tết Nguyên Tiêu thường được diễn ra từ trưa ngày 14 đến đêm ngày 15 và người Việt Nam thường tiến hành lễ cúng vào nhiều giờ khác nhau sao cho phù hợp với tuổi của gia chủ. 

Để mang đến vận khí tốt và nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ, có khá nhiều người lựa chọn một trong các giờ cúng là: 

  • Ngày 14 Âm lịch: 7h đến 9h sáng (giờ Thìn); 9h đến 11h (giờ Tỵ); 15h – 17h (giờ Thân) hoặc 17h đến 19h (giờ Dậu) 
  • Ngày 15 Âm lịch: 7h đến 9h sáng (giờ Thìn); 11h đến 13h (giờ Ngọ) hoặc từ 12h đến 15h (giờ Mùi).

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là cúng rằm trước 7 giờ tối ngày 15 Âm lịch là được.

Chuẩn bị mâm cúng Tết Nguyên Tiêu gồm những gì?

Cúng cỗ chay

Nhiều gia đình thường lựa chọn cỗ chay để cúng vào ngày rằm tháng Giêng để bày tỏ lòng thành kính. Khi chuẩn bị cỗ, bạn cần chuẩn bị các món ăn có nguyên liệu gần gũi có 5 tông màu chủ đạo tượng trưng cho ngũ hành. Đặc biệt, gia chủ nên chuẩn bị số lượng món ăn theo số lượng: 5 – 10 – 15 món, không nên chuẩn bị số chẵn. 

Thông thường, nhiều gia đình sẽ lựa chọn các món ăn phổ biến như bánh trôi, chè, xôi đậu hoặc hoa quả,… vừa tiện lợi lại rất phổ biến. 

Cúng cỗ mặn

Cúng cỗ mặn lại có yêu cầu cao hơn so với cỗ chay. Gia chủ cần chuẩn bị đủ các món ăn với 6 đĩa: chả giò, bánh chưng, dưa muối/củ kiệu, thịt gà, xôi và thịt heo cùng với 4 bát: canh mọc, canh miến, canh măng và canh bóng.

Tuy nhiên, nhiều món ăn phải chuẩn bị khá cầu kỳ và mất nhiều thời gian nên phần lớn các gia đình đều chuẩn bị một mâm cơm mặn theo ý của bản thân. Cũng vì thế mà các món ăn truyền thống như canh mọc hay canh bóng dần trở nên xa lạ với người dân Việt Nam. 

Lễ cúng Tết Nguyên Tiêu cần lưu ý những gì?

Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân, cũng vì thế mà chuẩn bị tới ngày rằm, ai ai cũng kỳ công và dành thời gian cho việc thờ cúng. Khi chuẩn bị lễ cúng Tết Nguyên Tiêu, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Nhang sach phuc loc hoa vang mam co
Mâm cỗ tết nguyên tiêu
  • Không sử dụng trái cây giả hoặc hoa quả giả: Nhiều gia đình đều phạm phải lỗi này khi chuẩn bị lễ cúng Tết Nguyên Tiêu. Việc này hoàn toàn sai lầm và không thể hiện tấm lòng của gia chủ với tổ tiên. 
  • Không đốt nhiều vàng mã: Lễ Thượng Nguyên trong Phật Giáo không bắt buộc phải sử dụng vàng mã trong ngày này. Việc làm này vừa gây ra ô nhiễm môi trường, vừa lãng phí tiền của. 
  • Không dùng đồ chay giả mặn: Tốt nhất bạn nên tránh sát sinh gia súc, gia cầm trong ngày này và sử dụng các nguyên liệu làm nên món ăn thuần chay nhé. 
  • Lau dọn bàn thờ sạch sẽ: Trong khi lau dọn bàn thờ, bạn nên lưu ý không xê dịch bát hương. Trước khi dọn có thể thắp một nén hương khấn Thổ đại và tổ tiên về việc này. 
  • Không dùng tiền giả: Nhiều gia đình thường đặt tiền thật lên bàn thờ để cúng với mong muốn xin tài lộc và may mắn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là phải đặt tiền thật chứ không sử dụng tiền giả, tiền có nguồn gốc bất chính để dâng lên các cụ.
  • Không cúng thủ lợn: Nhiều người thường nhầm lẫn cúng Rằm tháng Giêng với các ngày lễ Tết. Tuy nhiên, cúng thủ lợn không hề tốt trong ngày lễ Thượng Nguyên bởi nó có thể mang đến những vận hạn và khiên gia đình kém phúc trong năm. 

Hy vọng bài viết “Tết Nguyên Tiêu (15/01 ÂL) là ngày gì?” đã mang đến cho quý đọc giả những thông tin hữu ích.

Tham khảo thêm: Tết Đông Chí – 1 ngày lễ đặc biệt có nguồn gốc từ Trung Hoa