Nghi thức cúng giỗ tổ tiên theo truyền thống

Cúng giỗ cho ông bà tổ tiên là phong tục giúp con cháu ghi nhớ ngày mất của ông bà tổ tiên. Nhằm thể hiện lòng thành kính mà con cháu gửi đến công lao sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ.. Mong tổ tiên phù hộ con cháu luôn gặp may mắn, tài lộc và bình an. Để hiểu thêm về ngày cúng lễ ý nghĩa này. Mời các bạn hãy cùng Nhang Phúc Lộc tham khảo bài viết dưới đây nhé!!!

Ý nghĩa của ngày cúng giỗ.

Cúng giỗ là một buổi lễ, nghi thức theo phong tục tập quán nhằm tưởng nhớ đến những người đã qua đời. Ý nghĩa của giỗ là để nhắc nhở con cháu về những người đã đi trước; gắn kết tình cảm của các thành viên trong cùng một gia đình, dòng họ.

 cúng giỗ
Nghi lễ cúng giỗ

Cúng giỗ là một buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời. Trong văn hóa của người Việt Nam đây là lễ cúng giỗ là một ngày rất quan trọng và được tính theo Âm lịch. Cúng giỗ cũng là ngày để thể hiện tấm lòng thủy chung, thương xót của người đang sống với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với Tổ tiên.

Thân bằng, cố hữu của những người quá cố nếu thấy lưu luyến thì đến dự giỗ theo ngày đã định sẵn từ trước, không cần phải đợi đến thiệp mời như tiệc cưới, lễ mừng, không nên có chuyện hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo (有請有来, 无请不到), nghĩa là có mời thì đến, không mời không đến

Cách tính ngày cúng giỗ

Thông thường, ngày cúng giỗ sẽ là được làm vào đúng ngày và tháng mà người mất đã ra đi. Ví dụ như: ngày mất là ngày 10.06.2023 âm lịch thì ngày làm lễ cúng giỗ đầu sẽ là ngày 10.06.2024 âm lịch. Trường hợp trong năm người mất là năm nhuận (Tức là 1 năm có 13 tháng theo lịch âm).

Vào năm nhuận, cách tính ngày giỗ đầu sẽ được tính như thế nào? Lấy như ví dụ sau đây, người thân mất vào ngày 10.02 âm lịch của tháng 2 trước hoặc tháng 2 sau, thì ngày giỗ đầu đều rơi vào 10.02 âm lịch năm sau. Các năm cúng giỗ sau đó, nếu có rơi vào năm nhuận tháng 2 nữa thì có hai tháng 2 (tháng 2 thường và tháng 2 nhuận) thì ta sẽ cúng giỗ vào tháng 2 đầu tiên (tháng 2 thường).

Đặc biệt, cúng giỗ vào năm nhuận gia chủ nên chuẩn bị mâm cúng chay thay vì đồ mặn như bình thường.

Những lễ vật cần sắm sửa khi cúng giỗ

Ngoài mộ trước ngày cúng giỗ

Trước khi dọn lễ vật cúng giỗ ở ngoài mộ trước hết cần phải dọn dẹp, sửa sang cho các ngôi mộ của tổ tiên cho sạch sẽ, dùng xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, nhổ hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ.

Nhớ phải kiểm tra xem mộ có bị tổ mối xông hay bị các loại động vật nhỏ đục khoét hay không, nếu có cần giải quyết ngay vì đây thuộc trường hợp mộ kết, khá hung hiểm đối với phong thủy âm trạch.

Cúng giỗ
Lễ cúng giỗ ngoài mộ

Theo tục lệ, người đi sắm lễ vật cúng giỗ ngoài mộ cần chuẩn bị một bộ tam sên (gồm 1 miếng thịt lợn, 3 – 5 con tôm, hoặc cua, trứng vịt 1 – 3 – 5 quả).

Bộ tam sên là 3 loài vật đại diện cho thổ – thủy – thiên, có nghĩa sống trên cạn, dưới nước, trên trời. Bộ tam sên còn có nghĩa là đức. Dâng ngoài mộ cùng với các vật phẩm nhang, đèn, giấy ngũ sắc, quần áo giấy, vàng mã, hoa quả tươi.

Ngày nay, nhiều nhà đã giản lược sắm lễ vật, thường người ta chủ yếu mua hoa, tiền vàng, trái cây thắp hương ngoài mộ.

Đây là lễ vật kêu khấn Thổ địa, Thần tài cai quản phần mộ chân linh gia tiên của mình yên nghỉ chứ không phải dâng cúng gia tiên. Đây là vị thần mà dân gian ta thờ cúng với mong muốn cầu bình an, sung túc cho gia chủ.

Lễ cúng giỗ đầu tại nhà

Thường mâm lễ vật cúng trong đám giỗ đầu rất tươm tất và đầy đủ. Đa phần là mọi người chọn mâm cỗ mặn để cúng người mất. Song đó cũng có một số gia đình chọn mâm cỗ chay để cúng giỗ đầu. Với mong ước linh hồn người mất ra đi thanh thản, sớm siêu thoát và đầu thai kiếp người khác.

cúng giỗ
Mâm cơm cúng giỗ đầu

Dưới đây là mâm lễ vật trong ngày giỗ đầu:

+ Bình hoa tươi, tốt nhất chọn hoa cúc vàng

+ Mâm trái cây tươi (tùy theo gia đình mà mâm ngũ quả khác nhau)

+ Bánh ngọt

+ 1 ly nước, 1 ly rượu

+ Quần áo, tiền vàng hóa sớ

+ Mâm cỗ mặn hay chay

+ Nến, đèn, hương

Sau khi chuẩn bị mâm lễ vậy xong, gia chủ thắp hương và đọc bài văn khấn. Cầu mong linh hồn người mất về chứng giám và phù hộ gia đình, con cháu bình an và gặp nhiều may mắn.

– Mâm cỗ cúng phải chuẩn bị tươm tất, đầy đủ, hoa quả luôn tươi. Không xài lễ vật giả.

– Người đại diện cúng giỗ đầu là người lớn nhất trong nhà, ăn mặc phải chỉnh chu, gọn gàng.

– Không được làm ồn hay ăn nói lớn tiếng trong thời gian cúng giỗ đầu.

– Không gian cúng giỗ đầu cần thắp sáng mọi nơi. Đặc biệt cần mở rộng cửa để linh hồn người mất và gia tiên nhận lễ vật.

Tùy theo hoàn cảnh và điều kiện từng nhà mà mâm lễ vật cúng giỗ đầu khác nhau. Không quan trọng là ít hay nhỏ, lớn hay nhỏ, quan trọng tấm lòng của người thờ cúng dâng lên người cõi âm. Cúng giỗ người mất là việc nên làm, mong người mất phù hộ gia đình bình an và may mắn. Công việc làm ăn trở nên suôn sẻ và hanh thông hơn.

Bày biện bàn thờ

Trong quan niệm của người Việt Nam, bàn thờ phải đặt những nơi trang nghiêm và sạch sẽ. Do đó, gia chủ nên thường xuyên vệ sinh bàn thờ bằng nước sạch, rượu trắng hoặc nước hoa. Đặc biệt, việc làm sạch bàn thờ cần lưu ý tiến hành vào ngày 30, ngày 14 hàng tháng trước khi cúng mùng 1, cúng rằm và vào những ngày lễ tết, ngày giỗ…

Nguyên tắc sắp xếp đồ vật trên bàn thờ thường như sau: bình hoa sẽ nằm ở phía bên phải còn hoa quả sẽ được bày biện ở phía bên trái. Đèn dầu, nến, chén nước thờ sẽ được đặt ở phía trước của bàn thờ. Bát nhang (hương) sẽ đặt ở vị trí trang trọng nhất ngay giữa bàn thờ.

Lễ cúng giỗ những năm thường

Trong lễ cúng giỗ này, người ta thường làm mâm cúng bình thường, có thể lớn hay nhỏ tùy từng gia chủ và đốt vàng mã cho người thân đã khuất có cái dùng như ngày Tiểu Tường (lễ cúng giỗ đầu) và Đại Tường (lễ cúng giỗ lần thứ 2 hay còn gọi là giỗ hết).

Sau khi tạ lễ và hóa vàng cho gia tiên xong, gia chủ có thể bày biện đồ lễ đã cúng lên bàn và mời họ hàng, khách khứa cùng ăn uống và cùng thăm hỏi lẫn nhau, ôn lại những kỷ niệm về người đã khuất như một sự tưởng nhớ dành cho họ.

Do đó, đám giỗ những năm này thường chỉ mời khách thuộc trong phạm vi họ hàng (không như hai giỗ trước khách mời thường là tất cả những người có quen biết với người đã mất). Thế nên, khách đến ăn giỗ không còn quá đau buồn như hai lễ Tiểu Tường (lễ cúng giỗ đầu) và Đại Tường (lễ cúng giỗ lần thứ 2 hay còn gọi là giỗ hết).

Trong quan niệm truyền thống của người Việt Nam, ngày cúng giỗ thường hay còn được gọi là Cát kỵ –  ngày kỷ niệm người chết qua đời. Do đó, con cháu phải nhớ ngày này để làm tròn bổn phận với người mất. Đây được xem là trách nhiệm quan trọng trong việc phụng sự gia tiên.

Sắm sửa, bày biện lễ vật trên bàn thờ gia tiên

Lựa chọn lễ vật như thế nào để dâng lên bàn thờ trong ngày cúng giỗ thường sẽ không có gì quá khác biệt so với những lễ vật cúng mùng 1 hay ngày rằm,…mà sẽ tùy thuộc vào điều kiện gia chủ.

Do đó, những lễ vật sắm sửa dâng lên bàn thờ thường theo đúng phong tục truyền thống gồm có hoa quả (mâm ngũ quả), bánh kẹo, rượu, hoa tươi (nên dùng hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa huệ,..), trầu cau, xôi, chè, phẩm oản.

Những lưu ý khi thắp nhang (hương) cúng giỗ

Trong lễ cúng giỗ, đặc biệt là lễ Tiểu Tường (lễ cúng giỗ đầu) và Đại Tường (lễ cúng giỗ lần thứ 2 hay còn gọi là giỗ hết) nên thắp nhang (hương) theo các số lẻ như 1, 3, 5, 7,… Tránh thắp theo các số chẵn như 2, 4, 6, 8,…

Theo quan niệm của Phật Giáo, số lẻ đại diện cho phần dương (trong Thái Cực Đồ), nên dùng để kính bái với tổ tiên sẽ phù hợp hơn. Ngụ ý là người dương bày tỏ lòng thành kính với người âm thông qua nén nhang (hương). 

Ý nghĩa 8 phẩm cúng dường
Nên thắp nhang (hương) số lẻ

Nhang (hương) dạng cây thẳng đứng sẽ gồm 2 phần: Chân nhang (hương) và thân. Có thể sử dụng nhang (hương) vòng. Khi thắp tránh việc để thân nhang (hương) bị nghiêng khiến cho tàn nhang (hương) bị rơi rớt ra ngoài, ảnh hưởng đến lễ vật xung quanh.

Khấn

Khi khấn, mọi người thường nói thầm trong miệng đầy đủ các thông tin như:ngày/tháng/năm cúng giỗ, nơi cư ngụ, lý do buổi cúng lễ, người được cúng giỗ, tên cúng lễ, lời cầu khấn mong bình an, suôn sẻ. 

Lời cầu khấn của con cháu thường sẽ được bày tỏ thông qua lời khấn để gửi tới ông bà tổ tiên đã khuất. Có một số gia đình sẽ lựa chọn khấn theo bài văn khấn lễ tổ tiên được ghi lại trong sách hay một số người hiện đại hơn sẽ lên mạng để đọc. Hoặc đơn giản hơn là nghĩ sao nói vậy, quan trọng là sự chân thành và tôn kính mà bạn dành cho tổ tiên.

Tham khảo thêm: Văn khấn gia tiên ngày giỗ chuẩn nhất 2021

Những điều cần biết khi vái, lạy trong ngày cúng giỗ

Sau khi đọc văn khấn, mọi người thường phải vái lạy trước bài vị tổ tiên. Khi vái thì chắp hai bàn tay ở trước ngực. Sau đó, đưa tay lên phía trước mắt sao cho phần đỉnh của tay (ngón tay giữa) song song với Ấn Đường (phần giữa hai mắt), đầu hơi cúi thấp và khom lưng xuống để lạy, sau đó hãy ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống ngang phần ngực. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái. 

Lạy là một tư thế được thực hiện khi muốn bày tỏ sự chân thành và tôn kính với người đã mất. Lạy và vái được thực hiện cùng nhau. Có nhiều cách lạy nhưng trong đó phổ biến nhất là 4 trường hợp lạy sau đây: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều mang ý nghĩa riêng biệt.

Cách sử dụng nhang trầm hương hiệu quả
Mỗi số lần lạy đều mang ý nghĩa khác nhau.

– 2 lạy và 2 vái: 2 lạy là hình thức thường thấy trong trường hợp cô dâu – chú rể dùng để bái lạy cha mẹ tạ công ơn nuôi dưỡng trong ngày thành hôn. Hoặc khi đi phúng điếu đám tang những người thân như em, con hoặc cháu những người ở vai dưới đều nên dùng 2 lạy để làm lễ trước linh cữu.

– 3 lạy và 3 vái: Đây là trường hợp được sử dụng phổ biến nhất như khi đi lễ Phật, mọi người thường lạy 3 lạy. Tam lạy tượng trưng cho Phật, Pháp, và Tăng. Phật tức là giác, “giác” trong giác ngộ, sáng suốt, tường tận, thông suốt mọi việc. Pháp là chánh, là điều chính đáng, trái ngược với tà ngụy. Tăng đồng nghĩa với tịnh, tức là trong sạch, thanh tịnh, không vấy bẩn. 

– 4 lạy và 4 vái: Tứ lạy thường dùng để bái lễ với liệt tổ liệt tông như ông bà, cha mẹ để bày tỏ lòng hiếu đức.

– 5 lạy và 5 vái: Vào thời phong kiến, người dân phải thực hiện đủ 5 lạy khi gặp Vua. Do đó, ngày nay trong lễ giỗ tổ Hùng Vương, những người trong ban tế lễ thường lạy 5 lạy để tỏ lòng thành kính.


Hy vọng thông qua bài viết ”Nghi thức cúng giỗ tổ tiên theo truyền thống” các bạn đã biết được thêm nhiều thông tin về nghi thức cúng giỗ. Cung chúc quý đọc giả luôn luôn bình an và hạnh phúc bên cạnh những người thân yêu!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *