Ăn chay có thật bắt nguồn từ Phật Giáo Nguyên Thuỷ

Theo Phật giáo Nguyên thủy, việc ăn chay hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào cá nhân của mỗi người. Họ cho rằng: Phật giáo không nhấn mạnh vào sự trong sạch và thanh khiết của thức ăn, mà nhấn mạnh vào sự trong sạch và thanh khiết của Tâm.

Ăn chay có thật sự bắt nguồn từ Phật Giáo Nguyên Thuỷ

Đây là một vấn đề thường có nhiều tranh biện, phần lớn là từ phía những người theo Phật giáo Đại thừa chủ trương ăn chay, và từ phí  những  người bình luận về Phật giáo  dựa  vào  giới  hạnh “không sát sanh” của đạp Phật.

Ăn chay có thật sự bắt nguồn từ Phật Giáo Nguyên Thuỷ
Ăn chay có thật sự bắt nguồn từ Phật Giáo Nguyên Thuỷ

Phật giáo Nguyên Thủy (Nam Tông) đến ngày nay vẫn chủ trương việc “khất thực” thức ăn theo cách như thời Phật còn tại thế. Mà đã đi khất thực thức ăn, thì người đi khất thực (xin đồ ăn)  không  nên yêu cầu người cho (thí chủ, Phật tử cúng dường thức ăn) phải làm đồ ăn đúng theo yêu  cầu  của  mình. Vì vậy, từ thời Đức Phật cho đến nay, trường phái bảo thủ này vẫn giữ nguyên truyền thống khất thực, và người ta cho gì ăn nấy.

Điều thứ hai, Phật giáo Nguyên  Thủy  chủ  trương ăn chay theo cách ‘Tam tịnh nhục’, có nghĩa là những loại thịt nào mà họ (i) không thấy người ta giết, (ii) không nghe tiếng kêu la  của  con  vật  bị giết, và (iii) không có sự nghi ngờ  nào  về  người khác vì mình mà giết, thì các Tỳ kheo được  ăn  những thức ăn đó mà không phạm giới  sát  sinh.  Điều đó đã được Đức Phật chế định và được ghi  trong Giới Luật.

Trong khi đó, Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt ở Trung Quốc sau này, thì không chấp nhận cách ăn này, họ quan niệm rằng ăn-chay là không được ăn thịt, cá, mà chỉ ăn các loại rau, quả, đậu…

Bất luận Phật giáo Nguyên Thuỷ hay Đại Thừa, mục-đích của sự ăn chay là giúp tăng trưởng lòng từ bi, giảm bớt lòng sân hận, tu tập giới “không sát sinh”, biết quý mạng sống đồng loại, và các loài vật khác. Khi đã có lòng từ bi không nỡ giết loài  cầm thú, thì người ấy khó có thể giết người. Đó là lý do  tại sao Đức Phật đưa ra giới ‘không được sát sinh’. Chính giới hạnh này là nguyên nhân để hình thành quan điểm ăn chay trong đạo Phật. (Đó là một cách diễn dịch kinh điển của người chủ trương ăn chay).

Nhiều người suy nghiệm về sự tàn bạo khi giết hại súc vật, nên đã từ bỏ sự thèm muốn ăn thịt cá và trở thành những người ăn chay, không riêng những người theo đạo Phật. Rất nhiều người phương Tây bây giờ ăn chay vì quan điểm từ bi này.

Ở đây, rất mong bạn đọc nên đọc thêm những giảng luận hay bài viết dưới  nhiều góc  cạnh về đề  tài “nhạy cảm và quan trọng” này.

  • Do vấn đề này là quan-trọng và bạn là người Phật tử tại gia cần phải suy nghĩ và tự quyết  định  cho mình như thế nào là đúng-sai, ăn uống như thế nào là đúng, là hợp đạo lý và hợp với lời Phật dạy!. Bởi vì vấn đề này được hiểu và  thực  hành  khác nhau bởi nhiều trường phái Phật giáo  khác  nhau. Bạn cần nên đọc hiểu thêm, và tự rút ra cho mình cách ăn, mục-đích trước sau vẫn là để tránh dính vào tâm những ý nghĩ bất thiện (mang tính sát sanh, hoặc góp phần tạo ra sát sanh)!.

Tuy nhiên, trong hạn hẹp của quyển sách nhỏ bé này, chỉ mong muốn nói nôm na lại về cách mà các dòng Phật giáo khác nhau đang làm:

  1. Theo quan điểm của Phật giáo Nguyên thủy, thì bạn có thể ăn chay hoặc nếu việc ăn chay là bất tiện, khó khăn thì bạn có thể tiếp tục ăn mặn (mà không dính tâm sát sanh hay tạo ra sát sanh), trong khi vẫn là một Phật tử đạo hạnh.
  2. Theo quan điểm của Đại thừa,  người  xuất gia thì bắt buộc phải ăn chay tuyệt đối (rau cải, thực vật…). Còn Phật tử tại gia nếu ăn chay được,  hợp  với sức khỏe và tiện lợi của mình, thì nên  ăn chay,   là rất đáng khen ngợi. Còn nếu  không,  Phật tử  tại gia được khuyến khích ăn chay vào các ngày lễ như Rằm, Mồng Một, hay những ngày giữ Tám giới   để tăng trưởng lòng Từ Bi đối với con người và vạn vật.

Tại đây có hai vấn đề bạn nên suy nghĩ:

  1. Ăn chay chắc chắn là tốt đẹp đối với một Phật Tử, và ăn chay chắc chắn nuôi dưỡng lòng từ bi, tránh sát sanh và gây tổn hại cho bất cứ ai hay chúng sinh nào.
  2. Tuy nhiên, đừng nên cho rằng chỉ việc ăn chay là hoàn toàn trở thành một Phật  tử  tốt  theo Đạo Phật. Việc ăn chay không phải là thay thế được cho những việc thực hành, tu tập và giữ giới hạnh  đạo đức khác. Như đã nói trên, Phật giáo nhấn  mạnh sự thực hành: sống theo giới hạnh và tu tập Tâm để có tâm trong sạch, và chính điều này mới tạo ra Nghiệp tốt lành, tạo ra phúc lành.

Ăn chay để tâm thanh tịnh có đúng không?

GS. Đỗ Thanh Hải cho biết, việc ăn chay nói riêng cho những người có cơ địa thích ứng, đương nhiên dễ tiêu hóa hơn, khí huyết lưu thông đều hòa, giúp đầu óc nhẹ nhàng thanh thản hơn, liền cho đó là tâm thanh tịnh do hành giới ăn chay mà nên.

Mặt khác, nếu ăn chay mà bày biện hình thức, nghi thức này nọ là đã phạm Tiểu/Trung/Đại giới, tâm sao được thanh tịnh?

Ăn chay là không sát sinh?

Phật học chỉ ra tất cả sự sống từ lớn/nhỏ/thấy được/không thấy được/trong tưởng tượng/ngoài tưởng tượng đều bị chi phối bởi luật nhân/quả luân hồi, chung quy lại có 12 loại chúng sinh.

Ăn chay đồng nghĩa là thọ thực chúng sinh loại thấp sinh và noãn sinh sao gọi là không sát sinh? Ngay cả khi ăn hạt gạo trắng kia, ta có biết rằng phải cày bừa, đào xới làm hại côn trùng, diệt sâu rầy, vắt sức trâu bò kéo cày, vận chuyển… Miệng kia uống nước, có biết rằng trong đó chứa đựng vô số chúng sinh loại thấp sinh (vi sinh vật), trong không khí ta hít vào thở ra cũng vậy, mỗi cái hắt hơi của ta đã sát sinh bao nhiêu chúng sinh loại thấp sinh?

Ăn chay có thật bắt nguồn từ Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Nhang sạch ít khói Phúc Lộc
Ăn chay bắt nguồn từ Phật Giáo Nguyên Thuỷ

Hay khi bệnh ta uống thuốc kháng sinh vào cơ thể, như vậy ta đã sát hại bao nhiêu chúng sinh loại thấp sinh? Chân ta đi trên đất giẫm đạp sát hại bao nhiêu loại chúng sinh thấp sinh?

Vậy nên, phải hiểu cho đúng lời Phật dạy: “Với lẽ thật trong vũ trụ, chúng sinh sinh ra bởi do nhân duyên chuyền níu, chẳng đầu đuôi, cả thảy đều là bố thí cho nhau, chan sớt chia sẻ cho nhau, đan xin lẫn nhau, mới có cái sống biết, không ngang nhiên hay âm thầm tước đoạt của nhau và sống biết tu học, biết bình đẳng… Vì thế mà ai ai cũng đều là Khất sĩ cả, người giác-ngộ đều nhận ra chân lý ấy; hết thảy chúng-sinh đều là xin học. Kìa chúng-sinh đang xin với cỏ cây, nước, đất, thú, người, Trời, Đất, tất cả thảy đều xin cả, xin lẫn nhau, hiểu đến lẽ xin học, thì thấy rõ chân như ngay…”.


Hy vọng việc bài viết “Ăn chay có thật bắt nguồn từ Phật Giáo Nguyên Thuỷ” đã mang đến cho các quý đọc giả của Nhang Phúc Lộc những thông tin hay ho và hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi

Tham khảo thêm: Những điều bạn cần biết trong việc thắp nhang (hương) mỗi ngày