Những lưu ý cần biết khi có người thân mới mất (qua đời)

Nhà có người mới mất nên kiêng gì? Đây là câu hỏi đang có hầu hết những gia đình có người thân mới qua đời thắc mắc. Theo tín ngưỡng dân gian người Việt, trong việc tang lễ ma chay, khi nhà có người mới mất nên kiêng kỵ một số điều để tránh những điều không may tiếp diễn.

Bạn đang tìm kiếm về vấn đề khá nhạy cảm  nhưng “Có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành” để tránh cho gia đình hạn nối tiếp hạn thì việc kiêng kỵ khi nhà có tang là điều vô cùng quan trọng này.

Nhà có người mới mất nên kiêng gì trong đám tang?

Nhà có người mới mất luôn phải cẩn thận, lưu ý kiêng kỵ rất nhiều vấn đề, từ hành vi cư xử, lời ăn, tiếng nói đến các mối quan hệ trong xã hội. Vì vậy, để tránh việc kéo theo những điều xui xẻo tiếp diễn, gia đình có người mới mất phải tuân theo một số những điều kiêng kị nhất định như:

Kiêng để chó, mèo nhảy qua xác chết

Khi thi hài chưa đặt vào quan tài, con cháu và người thân của người quá cố phải thay nhau coi giữ ngày đêm.

Nhớ tuyệt đối không để chó mèo nhảy qua xác người chết để tránh xảy ra hiện tượng quỷ nhập tràng: người chết bật dậy, rồi đuổi theo để bắt người.

Nhà có người mới mất nên kiêng gì với quần áo và giường cũ

Ở một số nơi, người ta cũng quan niệm rằng người sống không nên mặc quần áo thừa hay nằm giường cũ của người chết để lại.

Kiêng kỵ cho người chết mang theo đồ vật của người sống

Theo quan niệm từ xưa, những đồ vật của người sống đã được họ mang trên mình nên mang hơi của người này. Nếu để người chết mang đi, tức là đã chôn một phần hơi của người sống khiến cuộc sống của người này không được trọn vẹn.

Kiêng thưa khi chưa nhận rõ tiếng người gọi 

Đối với những gia đình có người già mất, theo tín ngưỡng dân gian, họ mới chết còn nhớ con cháu, tối sẽ về nhà gọi, nếu ai thưa thì bị bắt đi theo.

Kiêng để nước mắt nhỏ lên thi hài người chết 

Trong quá trình tiến hành khâm liệm, phải kiêng để nước mắt của người trực tiếp khâm liệm và con cháu nhỏ vào thi hài người chết. Người ta sợ việc này sẽ khiến con cháu về sau sẽ làm ăn khó khăn. Ngoài ra cũng để tránh hiện tượng “quỷ nhập tràng”.

Kiêng lấy vợ, gả chồng khi đang để tang cha mẹ.

Điều kiêng kỵ khi nhà có người mới mất

Quy định về trang phục trong đám tang

Đối với người thân ruột thịt trong gia đình

Theo truyền thống người việt khi gia đình có người qua đời. Khi đi đám tang các con ruột, dâu, rể, ngoài việc phải đội tang trắng trên đầu còn phải mặc áo tang (áo vải xô). Đặc biệt, đối với con trai ruột phải chống gậy, thắt lưng dây chuối, đội mũ rơm.

Các cháu phải thì đội tang khăn trắng, các chắt 4 đời (gọi bằng cụ) đội tang khăn vàng, còn các chút 5 đời ( gọi bằng kị) thì phải đội tang khăn đỏ.

Đối với họ hàng, bà con lối xóm

Đối với họ hàng gần xa đến dự đám tang thì đều phải đội khăn trắng, ở một số nơi đối với bà con hàng xóm chỉ cần đội tang trắng lúc phúng viếng là được hoặc chỉ cần mặc trang phục lịch sự, phù hợp với tang lễ. 

Một số lưu ý trong cách chọn trang phục khi đi đám tang

  • Nam giới: Bạn có thể mặc áo sẫm màu, tốt nhất đi đám tang bạn cần mặc áo màu nâu đen, hoặc trắng, quần đen hoặc đậm màu. Không được ăn mặc lòe loẹt, đặc biệt không được đi dép lê đến dự đám tang. Khi đi đám tang – là nơi linh thiêng, ta lại càng không thể mặc những chiếc áo có màu sắc đỏ rực hay quá lòe loẹt được. 
  • Nữ giới: Hạn chế sử dụng các đồ trang sức khi đến dự đám tang. Nên ăn mặc những đồ đơn giản, tối màu. Không nên đi dép, giày cao gót, mặc váy, đầm, áo hở vai,… hoặc những bộ quần áo màu sặc sỡ.
  • Lưu ý độ dài tay áo: Nói chung bạn không nên để hở hang nhiều khi dự đám tang. Tốt nhất nên tránh trang phục sát nách, hoặc áo tay ngắn. Thay vào đó nên mặc áo tay dài. Nếu muốn mặc đầm sát nách màu đen, bạn có thể che cánh tay bằng khăn choàng hoặc áo khoác dài tay.
  • Chọn trang phục màu trơn thay vì có hoa văn: Trang phục hoa văn có thể phù hợp với tang lễ, miễn sao chúng không quá lòe loẹt. Đầm in hoa, hoặc áo sọc màu tối có thể phù hợp với đám tang. Tuy nhiên, bạn cần tránh hoa văn màu sắc rực rỡ và lòe loẹt, đặc biệt nếu chúng cũng có màu sáng. Ví dụ, áo sơ mi màu đen với chấm bi đỏ không phù hợp đi dự tang lễ.
  • Tuân theo di nguyện của người mất. Bạn luôn nên tôn trọng yêu cầu đặc biệt, ngay cả khi trái với thông thường. Nếu gia đình yêu cầu sử dụng màu sắc hay họa tiết đặc biệt khi đến dự lễ, bạn nên cố gắng thực hiện điều này. Trong trường hợp gia đình chuẩn bị tiễn biệt người mất theo cách khác, bạn nên làm theo yêu cầu của họ thay vì tuân thủ nguyên tắc truyền thống.

Nhà có người mới mất nên kiêng gì sau đám tang?

Tránh đi thăm họ hàng, bạn bè

Theo quan niệm của ông bà xưa, khi gia đình có người mất được coi là đại tang. Vì thế, gia đình có người mới mất không nên đi gặp bạn bè, người quen trong thời gian để tang. Đây được coi là sự kính trọng dành cho người đã mất và thương tiếc của gia đình già cho người nhà.

Kiêng quay đầu lại khi ra về

Sau khi quan tài đã được hạ huyệt, những người đưa tang đi về hãy đi thẳng một mạch và không quay đầu lại. Nếu không, người mất sẽ đi theo người sống trở về nhà. 

Không ăn uống to, hay làm cỗ linh đình trong 49 ngày có tang

Tốt nhất nên làm tang lễ càng đơn giản càng tốt, bởi càng rườm rà hao tiền tốn của thì người chết cũng không được lợi ích gì, và lại còn phải gánh chịu thêm nghiệp xấu từ thân nhân gia đình.

Kiêng ra thăm viếng mộ vào lúc nửa đêm

Một trong những điều kiêng kỵ trong 49 ngày có tang rất quan trọng, đó là dù có thương tiếc người quá cố đến mức nào thì bạn cũng không nên phạm phải những điều kiêng kỵ trong 49 ngày này. Đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 12h00 –  2h00 sáng, so lúc này âm khí rất nặng, có thể ảnh hưởng đến cơ thể bạn, và gây nguy hiểm tính mạng và bạn rất dễ gặp phải những điều xui xẻo.


Hy vọng bài viết “Những lưu ý cần biết khi có người thân mới mất (qua đời)” trên đã đem đến cho quý đọc giả những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết của Nhang Phúc Lộc!!!

Trân trọng!

Tham khảo thêm: Nghi thức cúng giỗ tổ tiên theo truyền thống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *