Tỉa chân nhang là gì? Những lưu ý và văn khấn tỉa chân nhang chuẩn nhất

Tỉa chân nhang là công việc nên được làm hằng tháng. Để nơi thờ cúng của chúng ta được sạch sẽ và trang nghiêm hơn. Nếu bạn vẫn chưa biết làm thế nào để tỉa chân nhang cho đúng cách. Thì hôm nay hãy cùng Nhang Phúc Lộc tìm hiểu tường tận những điều cần lưu ý khi tỉa chân nhang nhé !!

Tại sao lại phải tỉa chân nhang?

Theo quan niệm phong thủy, bàn thờ là nơi tụ khí, mà khí sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của chủ nhà. Do đó, nếu để bát hương quá đầy sẽ cản trở khí lưu chuyển, ảnh hưởng đến vận may của gia chủ. Như vậy, việc tỉa chân nhang giúp cho bàn thờ phong quang là điều cần thiết.

Thực tế, bát nhang để quá đầy, nhiều chân nhang sẽ làm cho bàn thờ bị “rác”, rườm rà, gây cảm giác bừa bộn. Mặt khác, quá nhiều chân hương, lớp mới chồng lên lớp cũ sẽ khiến việc cắm hương khó khăn.

chan-nhang-lon-xon
Chân nhang lộn xộn sẽ ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ

Đó là chưa kể khi thắp nhang, tàn nhang rơi xuống có thể làm cháy bát hương, không những gây tâm lý bất an cho gia chủ vì lo sợ báo hiệu điềm xấu mà còn rất dễ gây hỏa hoạn.

Có người còn quan niệm, việc bát nhang đầy khiến khi thắp nhang, chân nhang mới không cắm được xuống mặt tro của bát nhang sẽ làm mất sự linh ứng trong việc thắp nhang.

Trong nhà ai nên là người tỉa chân nhang?

Người tỉa chân nhang thường là chủ nhà hoặc đảm nhiệm việc cúng lễ trong nhà. Trước khi tiến hành tỉa chân nhang thì phải tắm rửa sạch sẽ, đầu tóc, trang phục gọn gàng, tôn nghiêm, đặc biệt phải rửa sạch tay.

tia-chan-nhang
Cách tỉa chân nhang – Nhang sạch ít khói Phúc Lộc

Tỉa chân nhang vào ngày nào thì tốt?

Theo quan niệm của Phật giáo thì suy cho cùng, bản thân bát nhang và việc thắp nhang không phải là vật thần bí hay linh thiêng mà chỉ là vật trung gian để tiếp dẫn thế giới tâm linh với trần thế. Vì thế có thể tỉa chân nhang bất cứ lúc nào. Bản thân nhà chùa cũng thường xuyên tỉa chân nhang.

Ở những chùa có nhiều người đến lễ bái, nhà chùa còn tiến hành tỉa chân nhang hằng ngày. Thậm chí, ở những nơi thờ tự có quá đông người đến lễ vào dịp đầu năm, cuối năm hay lễ hội, người ta còn rút chân nhang liên tục để tránh đầy bát nhang. Có nơi người đến lễ vừa cắm nhang xong, nhà chùa, nhà đền đã rút ngay cả khi nhang còn đang cháy để vừa tránh đầy bát nhang, vừa tránh khói nhang xông đầy nội tự gây ngột ngạt. Như vậy, theo quan niệm Phật giáo và phong tục dân gian thì có thể rút tỉa chân nhang bất cứ lúc nào.

Tham khảo thêm: Một số sản phẩm nhang sạch ít khói an toàn cho sức khỏe

Tuy nhiên, đối với các gia đình chỉ thắp nhang vào ngày rằm, mùng một và những dịp cúng giỗ, bát nhang lâu đầy thì thường tỉa chân nhang mỗi năm một lần vào dịp lễ cúng Ông Công, Ông Táo ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Cũng có người nhân dịp những ngày giỗ chạp lớn thì tiến hành tỉa chân nhang. Còn theo quan niệm của nhiều người và nhiều vùng thì từ ngày 23 tháng Chạp đến 30 Tết là thời gian thích hợp để tỉa chân nhang và dọn dẹp ban thờ.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chí Bền – Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện văn hoá nghệ thuật Việt Nam cho rằng: “Không nên để bát nhang từ năm này qua năm khác. Ngoài ra, người dân cũng cần phải phân biệt hai khái niệm là thay bát nhang và tỉa chân nhang.”

05 bước tỉa chân nhang chuẩn nhất

cach-tai-chan-nhang
5 bước tỉa chân nhang chuẩn nhất

Bước 1: Chuẩn bị tỉa chân nhang

  • Rượu gừng sạch: Mua rượu mới và dùng củ gừng mới, rửa sạch giã nát, hòa vào rượu.
  • Nước hoa (không bắt buộc)
  • 1 tờ báo/tấm vải sạch
  • 2 khăn sạch
  • Chậu nước sạch

Lưu ý: Mọi đồ dùng để tỉa chân nhang nên là đồ mới và sạch, hoặc có thể là vật dụng cũ nhưng phải chuyên dùng để phục vụ cho những công việc lau dọn bàn thờ.

Nhang Phúc Lộc

Thắp hương, khấn xin tỉa chân nhang, chờ nhang cháy hết rồi bắt đầu tỉa chân nhang

Bước 2: Rút chân nhang

Để tờ báo hoặc tấm vải sạch ở gần bát hương để đựng chân nhang. Một tay giữ bát nhang, một tay nhẹ nhàng rút từng chân nhang, khóm chân nhang để lên tờ báo/vải, cẩn thận để không làm tung tóe tro. Một số nhà còn kiêng không rút chân nhang đầu tiên được thắp khi bốc bát nhang.

Bạn tỉa chân nhang cho đến khi còn lại một số lẻ, thường là 3, 5, 7, 9 chân nhang trong bát nhang. 

Lưu ý: Trong khi tỉa chân nhang, nhiều nơi quan niệm rằng phải giữ cho bát nhang bất động, không bị xê dịch, xoay mặt đi hướng khác.

Nhang Phúc Lộc

Bước 3: Lau bát nhang sau khi tỉa chân nhang

Dùng một khăn thấm rượu gừng, một tay giữ bát nhang, một tay cẩn thận lau sạch sẽ, có thể thêm nước hoa vào khăn cho thơm.

Bước 4: Rửa các vật dụng khác trên bàn thờ sau khi tỉa chân nhang

Sau khi tỉa chân nhang, lau bát hương, bạn có thể xin phép để rửa lại chén nước, chén rượu, bình hoa, lau đèn, đĩa bày hoa quả… Đặt hết các đồ này vào chậu, mang sửa sạch sẽ và dùng khăn khô còn lại để lau (không lau chén nước, bạn có thể dùng nước sôi sạch để tráng).

Bước 5: Mang chân nhang đi hóa thành tro

Mang chân nhang đi hóa thành tro. Tro của chân nhang sau khi hóa cần được thả ở nơi nước sông, suối sạch sẽ, không có rác hay bị ô uế. Không được bỏ tro vào thùng rác, để chung với những vật ô uế, không thanh tịnh.

bat-nhang-sach-se
Bát nhang được tỉa gọn giúp nơi thờ cúng trang nghiêm hơn

Văn khấn tỉa chân nhang

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).

Hôm nay là ngày … tháng …. năm … ,con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ,đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận.

Tham khảo thêm: Văn khấn gia tiên ngày giỗ chuẩn nhất 2021

Mong rằng qua bài viết “Tỉa chân nhang sao cho đúng cách – 05 điều cần lưu ý khi tỉa chân nhang” các bạn đã biết được nên tỉa chân nhang thế nào cho đúng cách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *