Tìm hiểu về lễ Vu Lan báo hiếu và văn khấn chuẩn nhất năm 2023

Vu Lan lâu nay đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt. Vu Lan dần trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm và lòng biết ơn.

Lễ Vu Lan là gì?

Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật Giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Trung HoaTrong ngày này, người con sẽ dành cả lòng thành để báo hiếu công ơn dưỡng dục của cha mẹ tổ tiên. Ngoài ra, các người con cũng sẽ phóng sinh, làm phước để cha mẹ được hưởng công đức.

Vu Lan báo hiếu năm 2023
Vu Lan báo hiếu năm 2023

Theo quyền “Đại Việt sử Ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên, lễ Vu Lan bồn du nhập vào Việt Nam rất sớm từ năm 1072, vua Lý Nhân Tông đã từng lập đàn cầu siêu cho cha mẹ. Qua thời gian, lễ Vu Lan không chỉ là một ngày lễ dành riêng cho Phật tử mà trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam.

Chữ “Vu Lan” là cách gọi ngắn của từ “Vu Lan Bồn” (盂蘭盆), được chuyển tự thành từ “ullambana” trong tiếng Phạn với nghĩa là “sự giải thoát”, chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở địa ngục.

Vì sao phải cài hoa hồng lên áo trong ngày lễ Vu Lan?

Vào ngày lễ Vu Lan, người ta sẽ cài lên ngực một bông hoa hồng để bày tỏ lòng thành với cha mẹ tổ tiên.  Nhiều người có câu hỏi rằng vào ngày Vu Lan nên cài hoa gì?

Nghi thức bông hồng cài áo này bắt nguồn từ thiền sư Thích Nhất Hạnh. Kể rằng, trước năm 1962, trong một lần thiền sư vào nhà sách ở Nhật Bản vào đúng Ngày của Mẹ (Mother’s Day – Ngày lễ truyền thống của nhiều nước Âu, Mỹ), thiền sư đã được một cô gái cài lên áo tràng một bông hoa trắng mà không rõ lý do. Hỏi ra thì thiền sư được biết trong ngày này ai còn mẹ thì được cài bông hoa đỏ, ai mất mẹ thì cài hoa trắng.

nhang-phuc-loc-hoa-cai-vu-lan
Hoa cài mùa Vu Lan

Năm 1962, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết nên quyển sách mang tên “Bông hoa hồng cài áo”. Chính câu chuyện trên của thiền sư đã là khởi điểm cho nghi thức bông hồng cài áo mùa Vu Lan và làm đề tài cho nhiều tác phẩm nghệ thuật về sau, điển hình là bài hát “Bông hồng cài áo” của nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ viết vào năm 1967.

Vào ngày lễ Vu Lan, khi đến chùa, bạn không nên quên dừng lại để cài cho mình một bông hồng trên ngực áo. Bông hồng được coi là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý, do đó, khi cài bông hồng lên ngực áo chính là tình cảm đẹp nhất, chữ Hiếu mà con cái gửi đến đấng sinh thành.

Khi được cài bông hồng đỏ, bạn phải biết trân trọng điều đó, vì đó chính là điều khẳng định “Tôi thật may mắn khi còn cả cha và mẹ trên đời”. Nếu còn mẹ mất cha, bông hồng màu hồng sẽ dành cho bạn. Còn nếu không may không còn ba, mẹ trên đời nữa thì bạn sẽ nhận bông hoa hồng màu trắng.

Khi nhận được bông hoa trên ngực áo, bạn sẽ cảm thấy mình nên sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn, và trân quý, đền đáp báo hiếu nếu mình còn cả ba và mẹ.

Những điều nên làm trong Lễ Vu Lan

Về ăn cơm cùng cha mẹ

Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta thiếu đi những khoảnh khắc sum vầy cùng gia đình. Một bữa cơm tuy đơn giản nhưng cùng nhau dùng bữa, cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon lại là điều khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.

nhang-phuc-lọc-vu-lan-ben-gia-dinh
Dùng bữa bên cha mẹ hạnh phúc tròn đầy

Cho nên, dù có bận rộn tới đâu trong những ngày lễ này, hãy bớt chút thời gian về nhà ăn cơm cùng cha mẹ nhé.

Đi chùa cầu bình an cho cha mẹ 

Bổn phận là con cái nên đi chùa để thắp hương và cầu bình an cho cha mẹ, ông bà. Với những người không may mắn khi cha mẹ, ông bà đã qua đời thì hãy xin Đức Phật cho cha mẹ được an nghỉ nơi suối vàng. 

nhang-phuc-loc-di-chua-vu-lan
Đi chùa cầu bình an cho cha mẹ 

Chọn quà tặng

Mùa Vu lan báo hiếu cũng là thời điểm để thể hiện sự yêu thương đối với người thân trong gia đình, vì thế hãy lựa chọn và dành tặng những món quà thật ý nghĩa cho ông bà, cha mẹ. Không cần những món quà mang giá trị lớn về vật chất mà nên để người nhận quà cảm nhận được tình cảm của người tặng.

Trước sự quan tâm của con cái và các cháu, đặc biệt khi nhận được món quà phù hợp với sở thích, đúng nhu cầu sẽ khiến ông bà hay cha mẹ cảm thấy hạnh phúc bởi những tình cảm mà các thành viên dành cho nhau.

Ngày Vu Lan Báo Hiếu 2023 là ngày nào?

Diễn ra cố định vào rằm tháng 7 (tức ngày 15/7) âm lịch hàng năm. Nếu tính theo dương lịch, lễ Vu Lan thường rơi vào giữa đến cuối tháng 8, hoặc đầu tháng 9 hàng năm, cụ thể:

  • Lễ Vu Lan 2022 rơi vào thứ 6, ngày 12/08 dương lịch.
  • Lễ Vu Lan 2023 rơi vào thứ 4, ngày 30/08 dương lịch.
  • Lễ Vu Lan 2024 rơi vào Chủ nhật, ngày 18/08 dương lịch.
  • Lễ Vu Lan 2025 rơi vào thứ 7, ngày 06/09 dương lịch.

Văn khấn cúng lễ Vu Lan

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy…….

Tín chủ chúng con là…..

Ngụ tại…….

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.

Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).


Hy vọng bài viết “Vu Lan báo hiếu là ngày nào năm 2022?” trên đã đem đến cho quý đọc giả những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết của Nhang Phúc Lộc!!!

Trân trọng!

Tham khảo thêm: Cúng dường là gì? Sự thật về ý nghĩa của việc cúng dường trong Phật Giáo